Tuesday, June 23, 2009

Entry for June 23, 2009 Tập làm văn

Bản dịch tiếng Việt ở đây.

Hy vọng một ngày nào đó, những đề bài làm văn ở VN đều hướng đến những điều gần gũi đời thường như thế này, chứ không còn là chuyện xé rào của một ít thầy cô khi muốn hướng học trò mình đến chỗ bộc bạch được những suy nghĩ riêng tư.

Ngoc-Tam Quach

Period 5-6

12/10/08.

Ordinary Outside, Extraordinary Inside

What is a hero? This question has probably popped up in everybody’s mind once in a while. When they hear of the word “hero,” most people immediately think of a person who would risk his life to save another person, or thousands. This, however, is not necessarily what a person has to do to become an admirable figure. A person has many different qualities and attributes that can make them a hero. For example, a hero can be a grandfather who taught his grandson how to fly a kite, or a mother who is there for her children when they are sick. A realistic definition of a hero is someone who leaves a great impact on your life, and that you admire. My hero is a regular, ordinary, typical teenage girl who left me an admirable impression of her by her simple words.

Truc T. Tran is my best and first friend ever, at an American school. Since I moved from Vietnam to the United States over the summer from Vietnam, in other words, I was totally new to the school. The teacher and the kids around me were kind, but I still felt like I was an outsider. At recess, I figured that no one would play with me, so it didn’t surprise me when I found myself alone under a tree. What surprised me was; when I looked up, expecting to see the blue sky instead, I saw a face a freckle-faced girl. The girl was smiling at me like she saw something she liked. I was somewhat surprised, but decided to smile back since it was the polite thing to do. When I was about to tell the strange girl that I was new and didn’t speak English, she spoke to me in Vietnamese that she saw me in class and that she was new too. My smile spread wider and it was like kindergarten all over again. We asked each other our names, where we lived in Vietnam, favorite places and other things. I found out that Truc and I were very alike, which made me more comfortable around her. From then on, I always told her my problems, opinions and almost everything about me to her like I never did to anyone else before.

When sixth grade started, we were both extremely excited to know that we would be in the same class. Truc and I move at the same pace in almost every subject except for Language Arts. Truc had problems with her grammar, which made me move at a faster pace than her. We both got good grades and like to compete with each other to improve ourselves. One day, however, I got terribly sick awfully I was absent for quite a while from school. Unfortunately, when I came back, it was near the day of a math test. I didn’t get anything that the teacher was talking about in class. I was extremely worried that I’d fail the test that I almost cried when I told Truc about it. Truc comforted me that I would do fine because she was determined to help me ace that math test. From then on, we would work on math during recess, and came to each other’s houses every once in a while. I guess it’s because we were the same age that Truc explained the problems and steps to me in a way that I’d understand. On the day of the test, I was very nervous but did the best I could to not disappoint Truc and waste all her hard work. All was paid off in the end; I got an A on the math test and got a compliment from the math teacher. I told her about how Truc helped me and the teacher said, “What would you have done without such an amazing friend?” I thanked Truc so many times that she said if I wouldn’t stop, she would duct tape my mouth. “What are friends for?” Truc smiled as she said that. That simple sentence had warmed my entire body. She was the only friend that would stick to me all the way to the end. I feel so very lucky to have a friend like Truc.

As we moved on to seventh and eight grades, we didn’t get to spend as much time with each other as much as we liked, but we worked it out. Truc would come over to my house every once in a while, and we would look for each other during lunch time. “Truc is so smart, nice, and helpful to everyone,” said Bansari, one of my new close friends in middle school. Truc has such amazing quality and characteristics that it would take an adult almost all his, or her life to develop. I have so much more to write about Truc but there wouldn’t be enough words to describe her. In the end, I just want to thank Fate to let me meet Truc, a friend and hero that gave me a new definition to the word “friend.”

Tuesday, June 9, 2009

Entry for June 09, 2009Nói với con bằng thứ tiếng nào đây?

(Cám ơn bạn Lún đã cho mượn ý tưởng và một phần nội dung :p)

Tính từ ngày người cộng đồng Việt Nam hiện diện trên miền đất này đến nay đã ba mươi mấy năm. Ba mươi mấy năm đủ cho một lớp người trưởng thành, lớn lên và sản sinh ra thêm một thế hệ nữa. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi người chúng ta phải đối diện với biết bao vấn đề, chất chồng biết bao tâm tư, trong đó cam go và khó khăn nhất vẫn là vấn đề bất đồng ngôn ngữ.

Trong khuôn khổ bài báo này, người viết không muốn đề cập đến vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp ngoài xã hội, mà sâu xa hơn, đó là bất đồng ngôn ngữ trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái.

Lựa chọn thứ ngôn ngữ nào đây, và dạy con thứ ngôn ngữ nào đây để con có thể vừa ra ngoài bằng chúng bằng bạn, vừa có thể hiểu được, cảm thông được tâm tư của cha mẹ, và không quên cái gốc Việt Nam của mình. Điều đơn giản đó, chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình?

Phải thừa nhận rằng số người Việt Nam không nói được tiếng Anh, hoặc tiếng Anh chỉ dừng lại ở những câu giao tiếp thông thường là rất lớn. Cha mẹ quan tâm, hỏi thăm con bằng tiếng Việt, con nghe, hiểu, nhưng trả lời bằng tiếng Anh. Cha mẹ nghe tiếng được tiếng mất, nhưng đại khái hỏi nó học hành hôm nay ra sao, nghe nó trả lời ‘Good’ hay ‘ok’ thì cứ yên tâm là được. Khi con học cao hơn, sâu hơn, con cần khám phá cái này, tìm hiểu cái kia, không thể hỏi cha mẹ, hay tự nó biết ‘kiến thức của ba mẹ nó hạn hẹp’ thì nó cứ hỏi thầy hỏi bạn, hay mày mò trên internet. Đến lúc đó, cha mẹ và con cái hình như đã là hai thế giới khác nhau, bởi không chia sẻ được những suy tư.

Cũng có những bậc cha mẹ cố thu xếp thời gian đến với những lớp ESL (English as a Second Language) để mong có thể hiểu con cái mình nói gì. Nhưng sự tiến bộ đó không là bao khi trở về nhà tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chính. Đi chợ, đi làm, quanh quẩn trong cái khu đông đúc người Việt thì cần gì phải trau dồi tiếng Anh.

Với những đứa bé mới chập chững vào lớp một, bước đầu học đọc, học viết, học đặt câu. Nó réo lên, “Mẹ ơi spell dùm con chữ ‘bush’.” “À, ‘push’ hả?” “Không, con nói là ‘bush’, không phải ‘push’, ‘b’ không phải ‘p’…” Người mẹ bắt đầu lúng túng, bởi lưỡi người lớn cứng rồi, sao mà khó phân biệt ‘b’ hay ‘p’ quá.

Hay có khi từ trường trở về, nó hào hứng kể cả một câu chuyện dài xảy ra ở lớp, vốn tiếng Việt không đủ, nó sử dụng tiếng Anh. Cha mẹ không hiểu, hỏi đi hỏi lại, đến lúc nó ôm đầu và bảo, “Never mind, không có gì” thì cả cha mẹ lẫn con đều cảm thấy sự bất lực của mình. Con mất đi sự phấn khởi lúc đầu. Cha mẹ buồn sao con mình không nói được tiếng Việt hay tự trách mình sao không hiểu hết tiếng Anh.

Bên cạnh đó, lại có những cha mẹ chỉ thuần sử dụng tiếng Anh với con, tự hào là cha mẹ và con cái đều có thể chia sẻ mọi điều. Nhưng một sớm mai kia, bất chợt có người nói, ‘Con người Việt sao không nói được tiếng Việt’ mới giật mình, “không chừng con mình đã mất gốc tự lúc nào…”

Tôi mượn câu chuyện sau đây của một người bạn, cũng là môt người mẹ, để mỗi chúng ta tự suy nghĩ cho chính mình.

“Hôm nay trong lớp của Beo có tổ chức một trò chơi gọi là ‘Teach in a Teaching Day.’ Mỗi đứa sẽ thay phiên nhau lên dạy hay hướng dẫn những bạn khác trong lớp bất cứ kỹ năng gì mà mình thích.

Beo suy nghĩ mãi mà vẫn không biết nó sẽ làm gì. Cuối cùng, Beo quyết định sẽ dạy vài câu tiếng Việt xã giao. Mẹ khen ý kiến đó hay. Thế là buổi tối hai mẹ con lên một danh sách vài câu tiếng Việt thông thường cùng cách đếm số một hai ba.

Beo nằm lăn ra tập viết và tập đọc suốt buổi tối.

Thấy con khổ sở đánh vần, mẹ mới ngỡ ngàng là cái vốn tiếng Việt của thằng con trai 10 tuổi của mình chỉ bằng con số không.

Beo đọc đã rất khó khăn, ngay cả việc đếm từ 1 tới 10, huống gì tới viết.

Nhưng thấy con cố gắng, mẹ cũng không tỉ mỉ sửa lại cho hoàn hảo, bởi không muốn làm con thất vọng mà nản chí.

Sáng nay, trên đường lái xe đưa con đến trường, mẹ hỏi vui, ‘con đã sẵn sàng chưa?’ Beo lắc đầu, "I do not want to do it. I cannot do it."

Mẹ sững sờ, phát cáu lên. Giận mà la con ngay trong xe. Rồi tự nhiên mẹ bật khóc vì thất vọng, buồn, và cả cô đơn nữa. Hai mẹ con đã tập dợt cực lực cả đêm hôm qua, giờ con nói là con làm không được. Con là người Việt Nam thế mà chỉ vài câu tiếng Việt thông thường nhất mà bì bõm không xong thì còn làm quái gì được.

Con thấy mẹ giận thì im re. Sau đó lí nhí cũng bằng tiếng Anh là con đã có kế hoạch khác, con sẽ dạy tui nó xếp máy bay bằng giấy vậy.

‘Tùy con,’ mẹ hờn dỗi.

Con vào trường rồi, lòng mẹ chùng lại. Con không nói được tiếng Việt thì con không có đủ tự tin để mà dạy người khác. Con tự hiểu con không thể làm đại khái như người lớn được.

Mà con không nói được tiếng Việt là tại mình hết chứ có phải tại nó đâu mà la nó. Ừ, tại mình tất.

Hồi còn ở chung nhà, có bà nội nói tiếng Việt thường xuyên với con, mẹ thì nửa Anh nửa Việt. Rồi bà nội mất. Tiếng Việt trong nhà không còn ai nói. Mẹ lại bận bịu với chuyện học hành để mong lấy lại mảng bằng đại học, rồi cao học để sau này cuộc sống sẽ vững vàng hơn. Mẹ vất vả học tiếng Anh với cuốn từ điển tiếng Việt bên cạnh, sẵn đó thì mẹ giúp con mà cũng là đem con ra để mà thực hành tiếng Anh cùng mẹ, chứ mẹ không có thời gian dạy con học tiếng Việt hay mang con đến nhà thờ hay chùa Việt Nam vào cuối tuần cho con nói tiếng Việt với những đứa trẻ Việt khác.

Càng ngày, mẹ lại càng chỉ nói toàn tiếng Anh với con cho nhanh để không phải giải thích. Con ở một nơi không hề có bóng người Việt, hoặc nếu có thì người ta cũng nói với nhau bằng tiếng Anh cho nó nhanh.

Mẹ nhớ hôm dẫn con về Việt Nam thăm ngoại, thấy con không nói được một câu tiếng Việt nào cho ra hồn, ai cũng trách, trong khi mẹ thì vẫn thản nhiên, ‘Thì từ từ nó cũng nói được thôi. Nó vẫn là Việt Nam mà.’

Buổi tối đi ngủ, mẹ kể chuyện cổ tích Việt Nam cho con nghe bằng tiếng Anh. Mẹ không biết dịch từ trái thị ra tiếng Anh là gì nên khi kể chuyện Tám Cám, mẹ ghép bừa trái thị bằng trái cam (orange). Bà ngoại hỏi, ‘Sao không kể cho nó nghe bằng tiếng Việt.’ Mẹ kêu, ‘Con buồn ngủ quá rồi. Kể nhanh cho nó đi ngủ. Nếu kể bằng tiếng Việt, rồi lại phải giải thích bằng tiếng Anh, chắc tới sáng luôn quá!’

Bà ngoại im lặng.

Giờ nhớ lại, mẹ nghĩ chắc lúc đó bà ngoại buồn lắm. Và cũng rất cô đơn như mẹ bây giờ. Vì cháu cưng của bà không nói chuyện được với bà, còn con của bà thì xì xồ với cháu bà bằng cái thứ tiếng gì đó mà bà nghe không được. Xa lạ quá. Ngày xưa, bà ngoại kể chuyện Tấm Cám cho mẹ hằng đêm. Mẹ say sưa nghe, mải không chán. Bây giờ, mẹ kể cho con nghe bằng tiếng Anh, thì cũng đại khái để thoả mãn trí tò mò con nít, chứ không bay bổng ‘vàng ảnh vàng anh, hay thị ơi thị rụng bị bà’ được. Con mình không có cái diễm phúc đó. Chỉ vì nó không biết tiếng Việt.

Chẳng phải mẹ chảnh chẹ không muốn con mình học tiếng Việt. Cũng chẳng phải cái vốn tiếng Anh của mẹ hay ho gì để có thể tự tin mà dạy con.

Chỉ bởi cái vốn tiếng Việt của con đã ep hẹo từ ngày con bé, thì càng lớn, càng mất đi thêm. Con lớn rất nhanh. Hỏi mẹ nhiều hơn. Lắm lúc mẹ phải nghiên cứu trên Internet để học thêm rồi mới trả lời cho con được. Mà cái vốn tiếng Việt của con làm sao đáp ứng được cái kiến thức cần thiết của con. Thế là mẹ xài tiếng Anh cho nhanh. Cho xong việc. Rồi cứ hớn hở động viên mình ráng học thêm tiếng Anh với con. Vì vậy, cái chuyện học tiếng Việt của con lại có cớ xếp xó. Mẹ cứ tự nhủ, ‘từ từ tụi nó học, biết mấy hồi.’
Cho đến hôm nay, mẹ thấy thằng con 10 tuổi của mẹ phát âm líu cả lưỡi từ 1 tới 10, tim mẹ thắt lại. Mẹ sai rồi.

Bao nhiêu đề tài mẹ làm toàn là đề cao văn hóa, con người, truyền thuyết, lịch sử Việt Nam. Mẹ lúc nào cũng lớn tiếng tự hào mẹ là người Việt Nam, da vàng mũi tẹt.
Thế mà có mỗi việc dạy con tiếng Việt thì hơn 10 năm nay, mẹ đã làm không được.”

Thực sự, nói với con bằng thứ ngôn ngữ nào đây, tiếng Việt hay tiếng Anh, hình như không dễ dàng như người ta tưởng.

Entry for June 09, 2009 Báo Mới




Little Saigon nhỏ tí ti và là nơi tập trung đông đảo người Việt nhất ở Mỹ, cho nên ai ở đây thì không cần phải biết một chút tiếng Mỹ nào vẫn cứ sống phây phây, bởi tất cả hàng quán, chợ búa, trường học, công sở, bưu điện, ngân hàng, bệnh viện... không loại trừ ở đâu, đều có nhân viên người Việt phục vụ tận tình.
Và cũng chính vì vậy cho nên chỉ trên một con đường Moran có chút xíu thôi, lại hội tụ không biết bao nhiêu là cơ quan báo chí truyền thông tiếng Việt (gọi đó là con đường báo chí cũng không ngoa chút nào!)
Sắp tới đây, vào ngày Lễ Ðộc lập của Mỹ, July 4, sẽ có thêm một tờ báo nữa ra đời, góp mặt cùng làng báo Bolsa.
Ðó là tờ Việt Herald. (trong hinh la to sample)
Có lẽ chỉ có mỗi sếp tui, nhà văn Hoàng Mai Ðạt, mới dám cầm một lúc 2 tờ báo đối đầu nhau như thế này để cho tôi chộp ảnh thôi! (bởi là người khác thì là “lên đường” luôn rồi!)
Anyway, chúc mừng bạn bè tôi!

Sunday, June 7, 2009

Entry for June 07, 2009 "Đó là một sinh viên biết vượt lên những thách thức."

“Câu chuyện của tôi không có gì đặc biệt đâu cô,” bà Cơ Nguyễn mở đầu cuộc nói chuyện khi biết ý định của tôi muốn tìm hiểu về quá trình học tập cũng như một chút gì đó về cuộc đời riêng của bà như thế.

Có thể như bà Cơ đã nói, câu chuyện cuộc đời bà không phải là đặc biệt, là duy nhất, nó cũng có nét rất chung của những người phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng chuyện một người vợ mà chồng mất khi bà chưa tới 40, một mình bươn chải nuôi mười người con ăn học thành tài, và quan trọng hơn, bà đã đeo đuổi chương trình học vấn trên vùng đất mới này suốt 10 năm ròng rã để cuối cùng tốt nghiệp đại học cộng đồng ở lứa tuổi 72 thì không phải là câu chuyện dễ tìm trong số đông.

Tôi biết đến bà Cơ Nguyễn qua một bài viết của trường Coastline Community College (CCC) giới thiệu về quá trình học tập của bà ngay trước ngày trường tổ chức lễ tốt nghiệp cho các sinh viên của mình. Vì lý do sức khỏe, bà Cơ đã không có mặt trong buổi lễ quan trọng ấy. Và như một sư may mắn, tôi lại có được lá thư bà viết bằng nét chữ học trò chân phương gửi cám ơn trường CCC, cám ơn thầy cô và những người đã giúp đỡ bà. Dò theo số điện thoại có trên thư, tôi đã có cuộc chuyện trò cùng bà Cơ Nguyễn.

“Chồng tôi qua đời năm 42 tuổi, khi đó tôi 36. Mười sáu ngày sau khi nhà tôi mất, tôi sanh đứa con út...” Giọng bà chùng xuống, thật buồn, khi nhắc lại những ngày tháng mà bà những tưởng là mình không thể nào sống nổi. Một nách mười con đã là chuyện không dễ dàng trong việc nuôi nấng dạy dỗ, lại thêm một mình nuôi đàn con thơ dại trong những năm tháng sau khi cuộc chiến kết thúc lại là chuyện không đơn giản chút nào.
“Tôi nuôi con trong sự nghèo khó, cơ cực. Tôi vừa đi dạy ở trường, vừa đi dạy kèm để kiếm tiền nuôi con. Có những hôm dạy đến tận 10 giờ tối, trời mưa tầm tã, tôi lạc đường, lo lắng, lo sợ, đủ thứ hết...”

Nhưng cái khổ dành về cho mình thì có sá gì với người mẹ. Ðiều làm bà cảm thấy đau đớn và xót xa hơn chính là nhìn những đứa con mình đói kém. Nỗi niềm đó giờ đây nhắc lại bà vẫn còn cảm thấy ray rứt, “Chúng học luyện thi đại học mà chỉ có trong bụng chén cháo đậu đỏ, cơm không đủ ăn. Tội lắm, cô ơi...” Chỉ một câu nói nghẹn ngào khi gợi nhớ tuổi thơ đói khổ của con mình đủ bộc lộ cái vô cùng của lòng mẹ thương con biết đến dường nào.

Mà nào đâu chỉ nuôi con, bà còn tự tay chăm sóc cho mẹ già bị bệnh lẫn (mất trí nhớ) suốt bảy năm ròng rã. Ngày mẹ mất, bà lại chắt mót dành dụm để xây cho mẹ mình chiếc kim tĩnh như đúng ý nguyện của người xưa.

Sang Mỹ theo diện bảo lãnh từ năm 1998, khi bà đã ở tuổi về hưu, nhưng bản tính của một người mẹ đầy nghị lực và không muốn làm phiền con cái, khiến mỗi ngày bà đều tìm báo Người Việt đọc để kiếm việc làm thêm. Khi biết ý định đó của bà, các con đều chung suy nghĩ “Má đã làm việc cực khổ bao nhiêu lâu nay cho tụi con, giờ má hãy nghỉ ngơi, để tụi con đi làm.”

Thế là bà bắt đầu việc quay trở lại trường học từ đó.

Bà tâm niệm “It’s never too late to learn - Không bao giờ quá trễ cho chuyện học hành,” và quãng đường học của bà là một minh chứng cho điều đó.

Bà Cơ nói, “Tôi già rồi, đi học vì thấy vui với tuổi già, đi học chỉ là để mở mang thêm một chút kiến thức, để cho não mình hoạt động. Học để tự biết chăm sóc bản thân. Thêm nữa, vì tôi sợ nếu tôi bị bệnh lẫn (mất trí nhớ) như má tôi ngày xưa thì khổ cho các con tôi, cho nên tôi phải học.”

Nghe thì đơn giản nhưng những ai cắp sách đến trường khi đã có gia đình, bước qua tuổi 40, và với một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ thì mới hiểu hết cái cực của người đi học là như thế nào, huống chi khi ấy bà Cơ đã hơn 60.

Bên cạnh suy nghĩ “đi học vì thấy vui với tuổi già,” bà Cơ nói một cách chân thành, “Ði học thực sự nhiều khi rất mệt và cực lắm. Mình già rồi, trí óc đâu còn minh mẫn như thời trẻ. Công sức, thời gian bỏ ra rất nhiều. Ðôi khi thấy rất miễn cưỡng với chuyện học hành.”

Mệt mỏi và khó khăn như thế nhưng bà không hề xao lãng và bỏ cuộc. Thời gian đầu, khi gia đình còn ở Garden Grove, mỗi ngày bà đón 6 chuyến xe bus đến trường và về nhà. Sau đó, khi gia đình chuyển về Riverside sinh sống, tuổi đời càng chồng chất thì những chuyến xe đi về của bà cũng tăng lên. 5 chuyến đến trường (50 miles~80km), 5 chuyến về nhà (50 miles) bất chấp nắng mưa gió rét, cho đến khi ra trường, tổng cộng 10 năm. Ðiều gì đã cho bà nghị lực đó? Bà tâm sự, “Ngày xưa tôi là một cô giáo dạy trẻ con. Tôi thương học trò tôi lắm. Thêm nữa, tôi là người luôn nhớ ơn những ai đã tốt với mình, giúp đỡ mình.” Chính vì suy nghĩ “cái gì cũng phải có trước có sau” theo quan niệm Á Ðông, mà sự tận tụy, nhiệt tình giúp đỡ của những người làm việc tại trường Coastline đã giữ chân bà. Bà đã gắn bó với ngôi trường đó trong suốt thời gian học hành của mình, không muốn chuyển đi đâu hết.

Khi được hỏi ‘Cô có nhận xét gì về bà Cơ Nguyễn?” cô Michelle Ma, giám đốc Tiếp Thị và Giao Tế của trường Coastline, cho biết, “Co Nguyen là một sinh viên tuyệt vời! Bà ấy bắt đầu học từ những lớp ESL tại trường Coastline, sau đó chuyển lên chương trình bình thường và đã tốt nghiệp cao đẳng (A.A. degree in general studies) vào ngày 16 Tháng Năm.

Với cô Tina Xa, nhân viên chương trình EOPS (Extended Opportunities Programs and Services) thì “Co Nguyen là một sinh viên biết vượt lên những thách thức.” Cô Tina cũng cho rằng, “Co Nguyen là một sinh viên tuyệt vời. Bà đã làm việc rất chăm chỉ và dành trọn cuộc đời mình cho mười người con. Niềm đam mê của bà là việc dạy học, nên bà có ý định chuyển tiếp lên trường đại học Fullerton để lấy bằng cấp về giảng dạy. Với số điểm GPA cao và sự chăm chỉ vượt bậc, chúng tôi biết bà ấy sẽ thành công!”

Cũng theo thông tin từ trường Coastline thì tháng Năm 2008, bà Cơ đã được nhận học bổng The Leisure World Oasis, và tháng Năm 2009 bà lại được nhận một học bổng khác mang tên The Foundation Scholarship Award.

Nhìn lại cuộc đời mình, bà Cơ nói, “Tôi nghĩ mình chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông.” Tháng Năm vừa qua, câu chuyện của bà Cơ Nguyễn đã được nêu lên trong lễ tốt nghiệp của trường CCC. Câu chuyện của bà đâu chỉ làm xúc động những người Việt Nam có mặt ngày hôm đó, quan trọng hơn, nó còn khiến cho mỗi người Việt Nam cảm thấy tự hào hơn khi nghe những tiếng trầm trồ ngưỡng mộ của những người thuộc sắc dân khác.

Ðúng, “một con én không thể làm nên mùa xuân” như bà Cơ đã nói, nhưng khi nó cất tiếng người ta biết rằng xuân đang ở quanh đây. Vâng, chúng ta có quyền tự hào lắm chứ!
Xin được chuyển ngữ lá thư bà Cơ Nguyễn đã viết gửi cho trường CCC sau khi bà tốt nghiệp để hiểu thêm về tâm sự của bà.

“Sẽ không bao giờ trong cuộc đời tôi quên được những năm đã học tại trường Coastline Community College. Tôi vô cùng tri ân sự giúp đỡ và lòng tốt mà trường đã dành cho tôi trong những năm tháng đó.

Thoạt đầu, tôi đến trường CCC bởi trường nằm ngay trung tâm của cộng đồng Việt Nam. Năm 2004 gia đình tôi chuyển đến Riverside, nhưng tôi không muốn chuyển đến học tại những trường gần nhà. Thay vào đó, tôi dành thời gian đón những chuyến xe bus khác nhau từ Riverside đến Garden Grove, Westminster bởi sự quý mến ân cần của thầy cô giáo, những người tư vấn của trường đã níu chân tôi.

Là một sinh viên lớn tuổi nên sự bén nhạy và mau mắn trong suy nghĩ của tôi đã giảm nhiều, vì thế tất cả thầy cô phải có thêm lòng kiên nhẫn và sự giúp đỡ dành cho tôi. Những người tư vấn, những nhân viên văn phòng ở phòng Tài chính và EOPS đã luôn dành thời gian nhiều hơn để giúp đỡ tôi khi tôi can sự hướng dẫn. Tôi không thể nào diễn tả hết lòng biết ơn của tôi đối với trường CCC nói chung và nước Mỹ nói riêng.

Tôi đến Mỹ khi đã ở tuổi về hưu. Ðất nước này đã cho tôi cơ hội để có được nền học vấn mà tôi đã không có được nơi quê nhà. Thầy cô và mọi người đã hỗ trợ tôi rất nhiều để giờ đây tôi có thể tốt nghiệp được. Thời gian tôi học tại trường CCC là một kinh nghiệm quí báu liên quan đến cách nhân và tri thức cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy biết ơn vô cùng khi được là sinh viên của trường.

Tôi sẽ luôn giữ mãi những kỷ niệm ngọt ngào với trường. Xin chúc sức khỏe và thành công đến với tất cả mọi người.

Trân trọng,

Co Nguyen

25 Tháng Năm, 2009”

(N.L)

Wednesday, June 3, 2009

Entry for June 03, 2009

Không biết bé Ti làm gì với môn Văn của nó, nó chỉ bảo đó là trò chơi và nhờ mẹ viết mấy chữ đó lên chân Ti và Bi, xong chụp hình dùm nó để nó nộp cô lấy điểm khuyến khích.

Những cách học 'tếu lăm' này khi nào VN mới áp dụng nhỉ?

IMG_1582 by you.

Tuesday, June 2, 2009

Entry for June 03, 2009 Con người luôn thú vị

Hình như lâu lắm rồi tôi mới sống lại tâm trạng hưng phấn trong công việc của mình.
Tôi cảm thấy có quá nhiều điều thú vị và hay ho mà tôi học được qua các nhân vật mà tôi tiếp xúc để phỏng vấn.
Tôi vẫn giữ được quan niệm của mình là khi tìm hiểu một con người, tôi tránh mọi sự tác động bởi những định kiến hay nhận xét của người khác. Tôi muốn có cái nhìn chủ quan của mình, tôi muốn quan sát và nhận xét họ trong cái cách mà họ nói chuyện. Cảm tính có thể không hoàn toàn đúng, nhưng trong chừng mực nào đó, tôi tin vào trực giác và cảm nhận của mình.
Tôi vẫn hay muốn lắng nghe nhận xét của một người bạn về những điều mà tôi quan tâm, rồi tôi tự đối chiếu với những suy nghĩ của riêng tôi.
Tôi cũng vẫn luôn cảm thấy mình là người may mắn, bởi những người tôi đang làm việc cùng cũng như những người bạn tôi thân thiết, đã luôn cho tôi những cơ hội, cũng như ý kiến, để tôi lại có thể vững tin vào chuyện mình làm và mình sẽ làm tốt.
Với tôi, mỗi người luôn là một thế giới đầy bí ẩn, càng tìm hiểu càng khám phá càng cảm thấy bao điều thú vị, thú vị trong cả điều hay lẫn điều dở. Không có cuộc đời nào là boring và đáng chán. Mỗi người đều có lý do cho sự tồn tại của mình và cho mọi việc mình làm. Cũng như sự gặp gỡ của con người trong cuộc đời này cũng do những duyên may...

Friday, May 29, 2009

Entry for May 29, 2009 Không bình thường

Trân Văn: Thưa, phải điện thọai của ông Phạm Đức Hải không ạ?

Ông Phạm Đức Hải: Dạ đúng rồi ạ!

Trân Văn: Thưa ông, tôi là Trân Văn ở Đài Á Châu Tự Do. Thưa ông, ông nghĩ sao về lá thư mà ông Michael Michalak (NV: đại sứ Hoa Kỳ tại VN) gửi ông ạ?

Ông Phạm Đức Hải: Dạ, tôi... tôi... tôi không biết anh ạ! Có gì anh... anh... anh... anh... anh... anh... anh... anh gọi lại nghe. Anh gọi lại sau nghe

Trân Văn: Ông có thể dành cho tôi vài phút để hỏi thăm về một số vấn đề không ông?

Ông Phạm Đức Hải: Dạ không ạ! Không ạ! Anh... Anh... Anh... Có gì anh cứ tới báo với tôi nghe! Anh tới báo nói chuyện với tôi... nghe! Dạ vâng... (tiếng điện thoại bị tắt)

…….

Trên đây là một mẫu cuộc điện đàm giữa Trân Văn, phóng viên đài RFA và Tổng Biên Tập Báo Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải khi nói về bài báo “Chuyện không bình thường” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 11 tháng 5, 2009.